Tìm hiểu các phương pháp và tiêu chuẩn làm sạch bề mặt kim loại

4.8/5 - (24 bình chọn)

Làm sạch bề mặt kim loại là công đoạn cần thiết trước các quy trình sơn phủ, mạ hay anode. Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại khác nhau mang đến một hiệu quả và độ sạch khác nhau. Chính vì vậy, điều cần thiết là phải đặt ra một tiêu chuẩn về độ sạch bề mặt. Vậy có những phương pháp làm sạch bề mặt kim loại nào? Tiêu chuẩn độ sạch đạt yêu cầu là gì? Hãy cùng Growell Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn?

Làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn
Làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn

Các vết bẩn,vết gỉ,… có thể làm mất khả năng bám dính của sơn với bề mặt cần sơn. Việc sơn lên một bề mặt chuẩn bị không phù hợp sẽ không tạo được một nền tảng vững chắc để bảo vệ bề mặt chống lại sự ăn mòn của môi trường và các ảnh hưởng hóa học khác. Chính vì vậy, ta cần làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn.

Bề mặt sơn nhiễm bẩn sẽ làm cho độ bám dính giữa các lớp sơn giảm đi, tăng khả năng thẩm thấu của nước, dẫn đến phá hoại bề mặt cần bảo vệ. Do vậy, trước khi sơn lớp tiếp theo cần phải rửa nước ngọt toàn bộ bề mặt sau đó làm khô rồi mới sơn tiếp.

Mục đích của các phương pháp làm sạch bề mặt là làm sạch các vết bẩn và vết gỉ giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và hiệu quả chống ăn mòn cao hơn.

Các kỹ thuật làm sạch bề mặt kim loại

  • Làm sạch bằng bàn chải sắt: Phương pháp này tiện lợi nhưng không phù hợp cho việc xử lý các mối hàn. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là dễ làm cho bề mặt bị nóng. Do đó làm giảm đi độ bám dính của lớp sơn lót lên trên bề mặt nền..
  • Làm sạch bằng ngọn lửa: Phương pháp này liên quan đến việc xử lý nhiệt, nhờ thiết bị đốt cháy (acetylen, oxy). Phương pháp này làm sạch hầu hết lớp tôn, nhưng kém hơn khi xử lý lớp gỉ. Do đó, không đáp ứng được các yêu cầu của các sơn hiện đại.
  • Làm sạch bằng phun nước áp lực cao: Phương pháp này dùng để tẩy sạch các lớp sơn cũ, cặn bẩn với áp lực từ 1.700 bar – 2.000 bar (25.000 – 30.000 psi).
  • Làm sạch bằng phun cát ướt: Làm sạch bằng hỗn hợp nước và cát dưới áp suất cao. Được dùng để xử lý các mảng gỉ lớn. Sau khi làm sạch do bề mặt thép bị ướt nên phải được làm khô trước khi quét sơn. Phương pháp này có ưu điểm là không ô nhiễm môi trường vì không có bụi.
  • Làm sạch bằng phun cát khô: Đây là phương pháp được dùng phổ biến, chất lượng bề mặt được chuẩn bị rất cao. Các vết gỉ, chất bẩn bị loại bỏ hoàn toàn đồng thời bề mặt được tạo nhám tốt, độ bám dính của lớp sơn được cải thiện rõ rệt. Nhược điểm của phương pháp này là gây ô nhiễm môi trường.

Kỹ thuật làm sạch bề mặt kim loại bằng phương pháp phun cát

Máy phun cát làm sạch bề mặt kim loại
Máy phun cát làm sạch Growell

Một bề mặt thép bị gỉ hoặc “bẩn” có thể làm sạch một cách có hiệu quả bằng máy phun cát tức là các hạt cát, đá, sỏi nhỏ được đẩy tới với một tốc độ cao qua miệng ống phun sẽ tác động lên bề mặt để làm sạch gỉ và các chất bẩn dính trên nó.

Kích thước một hạt mài khoảng từ 0.3 đến 1.5 mm (12 – 60 mils) là kích thước được kiểm nghiệm hiệu quả nhất đạt được các tiêu chuẩn chuẩn bị bề mặt theo quy định, đặc biệt có hiệu quả khi làm sạch bề mặt bị lõm sâu. (Việc sử dụng hạt sỏi trong quá trình chuẩn bị bề mặt thường sử dụng nhiều hơn và hiệu quả hơn dùng bằng cát).

Việc chuẩn bị bề mặt đạt hiệu quả cao, nhanh chóng và kinh tế hay không còn phụ thuộc vào mức độ gỉ sét, mức độ rỗ của bề mặt cần làm sạch. Một bề mặt tôn còn mới, phẳng chắc chắn chi phí cho việc làm sạch sẽ ít tốn kém hơn so với một bề mặt gỉ, rỗ nhiều.

Các tiêu chuẩn làm sạch bề mặt kim loại

Chuẩn bề mặt là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó, chúng ta cần phải hiểu rõ các tiêu chuẩn bề mặt khi làm sạch bề mặt kim loại. Các cấp độ làm sạch bề mặt kim loại bằng phương pháp cạo và dùng bàn chải sắt (các phương pháp thủ công) được ký hiệu bắt đầu bằng chữ “St” (St2; St3). Còn làm sạch bằng phương pháp phun cát là “Sa” (Sa 1; Sa 2.5; Sa 3). Tuy nhiên trong thực tế thường sử dụng 4 loại cấp độ sau.

  • St3: Cạo, tẩy gì và các chất bẩn bằng bàn chải sắt phải rất cẩn thận. Việc xử lý bề mặt phải loại bỏ lớp gỉ và các vật lạ. Sau khi làm sạch bằng không khí khô nén hay bàn chải sạch, bề mặt phải có độ bóng sáng của kim loại.
  • SA 2.0: Bề mặt làm sạch bằng phun cát kỹ. Các vết gỉ, cặn bẩn được tẩy sạch để lộ hầu hết bề mặt nền, sau đó được làm sạch lại bằng không khí khô nén, hoặc bàn chải làm sạch.
  • SA 2.5: Bề mặt được phun cát kỹ, hiện lên màu kim loại gốc. Các vết gỉ chỉ ở dạng vết hoặc sợi mảnh. Bề mặt sau đó được làm sạch bằng không khí khô nén, hay bàn chải sạch.
  • SA 3.0: Bề mặt được phun cát cực kỹ cho kim loại thuần. Loại bỏ hoàn toàn lớp gỉ, vật lạ. Sau đó được làm sạch lại bằng không khí khô nén hay bàn chải sạch. Bề mặt sau khi phun cát và làm sạch sẽ cho màu sáng kim loại đồng nhất.

Làm sạch bề mặt kim loại chuẩn SA 2.5 ở đâu?

Dịch vụ làm sạch bề mặt kim loại
Dịch vụ làm sạch bề mặt kim loại Growell

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ phun cát. Tuy nhiên, việc tìm một địa chỉ cung cấp dịch phun cát làm sạch bề mặt kim loại đạt tiêu chuẩn SA 2.5 với giá cả cạnh tranh là điều không dễ dàng. Growell Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp và thiết kế các loại máy phun bi, máy phun cát, cối phun,… Với trang thiết bị được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, Growell cam kết mang lại cho khách hàng một chất lượng dịch vụ phun cát làm sạch bề mặt đạt tiêu chuẩn SA 2.5

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Phone